
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GHI DANH THÁNG 6/2017

Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại
UNESCO GHI DANH NGÀY 01/12/2016
Hiện vật tiêu biểu
Tượng đồng
Chuông đồng
Hiện nay, đền Lảnh Giang cũng lưu giữ được một quả chuông đồng có chiều dài 0,6m (không tính quai treo). Quai treo của chuông mô phỏng hình rồng uốn khúc, miệng rộng, râu rồng dài uốn về phía sau, vây cứng dựng ngược lên phía trên mang phong cách của rồng thời Lê Mạt (thế kỉ XVIII). Trên thân chuông có khắc dòng chữ “Lảnh Giang linh từ, Canh Thân niên chế”.

Hoành phi, Câu đối
Kiệu thờ, Ngai thờ, Khám thờ

Nhang án
Thần tích
Hiện, đền còn lưu giữ nguyên bản được 01 thần tích là bản “Hùng triều nhất vị thủy thần xuất thế sự tích” do Nguyễn Bính giữ chức Đông các đại học sĩ viện Hàn lâm vâng soạn vào năm thứ nhất niên hiệu Hồng Phúc (1572). Nguyễn Hiền giữ chức Bát phẩm thư lại vâng sao theo bản chính vào năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Hựu (1736).
Qua tìm hiểu, bản thần tích này được sao lại nguyên bản từ bản gốc lưu tại đền vào năm 1938. Thần tích ghi chép lại sự tích về vị thần được thờ tại đền Lảnh là ba anh em họ Phạm được sinh ra dưới hình hài của rắn, sau có công giúp Hùng Duệ Vương đánh đuổi giặc Thục giữ gìn bờ cõi, yên bình cho nước nhà.

Sắc phong
Đền Lảnh Giang còn bảo lưu được 11 đạo sắc phong, trong đó có 06 sắc Hậu Lê và 05 sắc dưới triều Nguyễn (sắc sớm nhất niên hiệu Chính Hòa 5 (1683), sắc muộn nhất niên hiệu Khải Định 9 (1924)). 02 bản giấy sắc chép lại thần tích.
Sắc phong lưu giữ tại đền Lảnh là sắc phong mĩ tự cho thần. Trong số 11 đạo sắc phong trên có 02 sắc phong cho dân xã An Lạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam phụng thờ Hùng Triều Trấn Tây Nam Tam Kì Linh Ứng Chi Thần. Trong bản thần tích còn lưu giữ tại đền cũng có ghi rõ “Lại nói từ đây trở về sau trải qua các triều Tiền Lý, Đinh, Lê, Lý, Trần thường có công giúp nước bảo vệ dân, các vua thường gia phong thêm mĩ tự để lưu giữ đến muôn đời”.