
Giới thiệu chung về Đền Lảnh Giang

Giới thiệu chung về Đền Lảnh Giang

Giới thiệu chung về Đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang
Đền Lảnh Giang có tên chữ Hán là “Lảnh Giang linh từ”, và tên gọi dân gian là “Đền Lảnh Giang”, “Đền Lảnh” hay “Đền Quan Lớn Đệ Tam”. Từ lâu, Đền Lảnh Giang là trung tâm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Lễ hội của Đền là những câu chuyện dài kể, mô phỏng về sự tích phụng thờ các vị thánh thần; tôn vinh cái đẹp Chân – Thiện – Mỹ; tôn vinh và tri ân công đức đối với các bậc hiền nhân, thánh nhân, các vị anh hùng dân tộc đã có công với dân, với nước bằng ngôn ngữ truyền khẩu và nghệ thuật diễn xướng độc đáo. Hàng năm, đền Lảnh Giang thu hút số lượng lớn người dân địa phương và khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và thực hành các nghi lễ, tín ngưỡng.
Thông qua thực tế sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng cư dân tại đền cho thấy, Đền Lảnh Giang có vai trò quan trọng trong nhiều mặt của đời sống xã hội như: thỏa mãn và cân bằng đời sống tâm linh của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cha ông để lại; ổn định đời sống kinh tế; tạo các mối quan hệ giao lưu, thắt chặt quan hệ cộng đồng.
Di sản Văn hóa của Quốc gia và Nhân loại

Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia

Di Sản Văn hóa Phi vật thể đại Diện của Nhân loại

Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
Vùng Đất Linh Thiêng
Là một ngôi đền linh thiêng có từ lâu đời, tọa lạc bên bờ hữu ngạn sông Hồng bốn mùa mênh mang nước, thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, không gian thoáng đãng với thế đất: “Kết duyên cơ - Minh đường tụ thủy, tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, nghĩa là phía trước có hồ nước lớn tựa như minh đường, biểu tượng cho sự tụ phúc; bên trái, thế đất cao lại uốn lượn, tựa như “Thanh Long” biểu tượng của yếu tố dương, phản ánh thế đi lên và hưng thịnh của ngôi đền; bên phải là mảnh đất cao và rộng, tựa như “Bạch Hổ”, biểu tượng của yếu tố âm.
Những Nét Kiến Trúc Độc Đáo của Đền Lảnh
Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo, kiến trúc đền hiện nay gồm các công trình: Hồ nước, Nghi môn và Đền chính.
Hồ được trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là “Phương du” (thủy đình) được xây dựng theo kiến trúc ba gian, hai tầng tám mái và có hai cầu nối hai bên. Nghi môn đền xây theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút đắp nổi hình đầu rồng, đan xen là mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Ðền chính có bố cục hình chữ “Công” bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ; hai bên có nhà khách, lầu thờ, bốn bên có tường gạch bao quanh. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung tế được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.
Sơ đồ Vị trí Các điểm Hành lễ

Khu Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Độc Đáo
Ngày 03/4/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 527/ QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang nhằm từng bước xây dựng đền Lảnh Giang trở thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách.
Khu du lịch văn hóa tâm linh đền Lảnh Giang được xây dựng bao gồm các sân lễ hội với hệ thống cây xanh bao quanh, khu nhà khách, khu bãi đỗ xe, khu trung tâm dịch vụ tiện ích giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của du khách kết hợp với hệ thống đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đảm bảo.
Nhân Vật Thờ Phụng Tại Đền Lảnh

Ban thờ công chúa Tiên Dung

Ban thờ vua cha Bát Hải và tam vị Thủy Thần

Ban thờ Chử Đồng Tử
Giá Trị Lịch Sử, Đời Sống, Văn Hóa, Tín Ngưỡng
Giá Trị Lịch Sử Dân Tộc

Giá Trị Văn Hóa
Vở chèo “Huyền tích bến Lảnh Giang” của đoàn nghệ thuật chèo Hà Nam tái hiện hình tượng “Quan lớn Đệ Tam”
Vở Chèo “Huyền tích bến Lảnh Giang” ra đời dựa trên các nguồn tư liệu hiện lưu giữ tại đền Lảnh Giang, truyền thuyết trong dân gian và ý tưởng của Nghệ nhân nhân dân Phạm Hải Hậu – Chủ nhiệm CLB Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Chầu văn tỉnh Hà Nam. Vở chèo chính thức được công diễn vào dịp Lễ hội đền Lảnh Giang và Tuần Văn hóa Du lịch Lảnh Giang 2020 càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc.
Giá Trị Đời Sống
Lễ hội chính của đền Lảnh Giang hiện nay được tổ chức từ ngày mùng 1 tháng Sáu đến ngày mùng 4 tháng Sáu (âm lịch) hàng năm.
Sau nhiều lần tổ chức lễ hội, những giá trị về lịch sử, văn hóa của lễ hội vẫn được nhân dân lưu giữ, bảo tồn và phát huy tốt trong đời sống đương đại. Lễ hội này được coi là nền tảng tinh thần trong đời sống nhân dân nơi đây. Mỗi kỳ tổ chức lễ hội, các thành viên trong cộng đồng đều có ý thức rõ ràng trong việc tham gia vào nghi lễ. Họ phấn chấn khi được lựa chọn vào đội hình đám rước, tế lễ hay tất cả các công việc khác khi được phân công. Điều này là hình thành nên ý thức cộng đồng trong lòng người dân thôn Yên Lạc nói riêng và xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam nói chung.
Giá Trị Tín Ngưỡng
Nghi lễ chính của Đạo Mẫu
Ngày 01 tháng 12 năm 2016, di sản văn hóa “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đền Lảnh Giang (được biết đến là nơi thờ chính Quan lớn Đệ Tam trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ) là một trong những trung tâm lớn thực hành Tín ngưỡng này.