
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Quốc Gia
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH GHI DANH THÁNG 6/2017

Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Đại Diện Của Nhân Loại
UNESCO GHI DANH NGÀY 01/12/2016
Đền Lảnh Giang - Điểm Du lịch văn hóa nổi bật tại Hà Nam
Đền Lảnh Giang có tên chữ Hán là “Lảnh Giang linh từ”, và tên gọi dân gian là “Đền Lảnh Giang”, “Đền Lảnh” hay “Đền Quan Lớn Đệ Tam”. Là một ngôi đền linh thiêng có từ lâu đời, tọa lạc trên một khu đất rộng, bao phủ bởi một không gian xanh của bạt ngàn cây lá, hòa quyện với đầm sen, bến nước bên bờ hữu ngạn sông Hồng bốn mùa mênh mang nước, thuộc thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Theo thần tích, Đền Lảnh Giang thờ Tam vị Thủy thần đời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương) và phối thờ vợ chồng Công chúa Tiên Dung – Chử Đồng Tử…

Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia

Di Sản Văn hóa Phi vật thể đại Diện của Nhân loại

Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Không gian Văn hóa Đặc sắc
Đền Lảnh Giang là công trình kiến trúc được xây dựng có quy mô lớn, là trung tâm tín ngưỡng của một vùng. Ngôi đền tọa lạc trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng, không gian thoáng đãng với thế đất: “Kết duyên cơ – Minh đường tụ thủy, tả Thanh Long – hữu Bạch Hổ”, nghĩa là phía trước có hồ nước lớn tựa như minh đường, biểu tượng cho sự tụ phúc; bên trái, thế đất cao lại uốn lượn, tựa như “Thanh Long” biểu tượng của yếu tố dương, phản ánh thế đi lên và hưng thịnh của ngôi đền; bên phải là mảnh đất cao và rộng, tựa như “Bạch Hổ”, biểu tượng của yếu tố âm.
Trải qua các triều đại phong kiến, công trình đã được tu sửa, tôn tạo nhiều lần. Lần trùng tu cuối cùng vào niên hiệu Bảo Đại thứ 18 (1943). Đền quay về hướng Đông, gồm 3 tòa (Tiền tế, Trung tế và Hậu cung), 14 gian làm theo kiểu chữ “Công”, tường bao quanh tạo lối nội công, ngoại quốc.
Lịch sử Nhân vật Phụng thờ tại Đền Lảnh
Căn cứ vào Thần tích về các vị thần được thờ tự tại đền Lảnh Giang cùng những sắc phong còn lại và qua quá trình khảo sát thực tế cho thấy, Đền Lảnh thờ ba vị tướng thời Hùng Duệ Vương và phối thờ vợ chồng công chúa Tiên Dung - Chử Đồng Tử.

Hiện vật Tiêu biểu
tại Đền Lảnh Giang
Nghi lễ chính của Đạo Mẫu
Ngày 01 tháng 12 năm 2016, di sản văn hóa “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đền Lảnh Giang (được biết đến là nơi thờ chính Quan lớn Đệ Tam trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ) là một trong những trung tâm lớn thực hành Tín ngưỡng này.


Nghệ nhân Nhân dân Phạm Hải Hậu
Đọc ThêmHát Văn hay còn gọi là hát Chầu văn là một loại hình lễ nhạc cổ truyền gắn liền với nghi thức hầu đồng của Đạo Mẫu. Mảnh đất chiêm trũng Hà Nam là một trong những cái nôi của loại hình tín ngưỡng dân gian này, mà trung tâm hình thành lên lịch sử tín ngưỡng đó chính là Đền Lảnh Giang. Vị thế hát Chầu văn được khẳng định như ngày hôm nay, không thể không ghi nhận công lao đóng góp đáng trân trọng của Nghệ nhân nhân dân Phạm Hải Hậu – người con của quê hương Hà Nam văn hiến, trong việc vượt qua những thành kiến nặng nề của xã hội để khôi phục, bảo tồn và lưu truyền một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, của nhân loại.
